Thời gian làm việc: Từ 4h00 đến 22h00
Hotline: 0387378783

Núi Đại Bình hay Núi Sepung?

Sơn Gia Trang
|
Ngày 14/11/2022

Từ hàng ngàn năm trước, dưới chân núi Đại Bình đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số Tây Nguyên như người Mạ, K’Ho, S’re, Ta La, Ka Yon... với bản sắc lâu đời và những tục lệ độc đáo.

Trong đó, vòng quanh núi Đại Bình là lãnh địa của những buôn người Mạ, hay còn gọi là Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ....

Trong truyền thuyết của người Mạ thửa đó, có một cơn đại hồng thủy đã càn quét qua nơi họ sinh sống, trận lụt lớn tới mức các đỉnh núi cao trong vùng chỉ còn lại một phần chóp nhỏ.

… Núi R’Lá còn bằng cái nia.

Núi Sepung còn như cái khiên.

Núi Pàng Per chỉ như cái chiêng.

Núi Blinh còn như miếng cót

Núi B’Toong còn bằng cái cối

Núi Sin Say giống như quả dưa

Tất cả các đỉnh núi trong truyền thuyết trên đều ở Bảo Lộc, trong đó, Núi Pàng Per ở phía tây bắc Bảo Lộc là núi Ông, còn núi Sepung ở phía nam là núi Bà.

Trong xã hội mẫu hệ người Mạ, núi Bà là núi thiêng của các ngọn núi thiêng, là núi thiêng hàng đầu trong xứ Blao.

Dưới chân núi Sepung thửa đó, có dòng sông nhỏ, người bản địa gọi là Dà Bin, sau này người Kinh gọi chệch thành Đại Bình, và cũng không biết từ bao giờ, tên núi Sepung của người Mạ trở thành núi Đại Bình như bây giờ.

Mà thực ra, kể cả những người Kinh bản địa, sinh ra, lớn lên và sống ở Bảo Lộc vài chục năm qua chắc cũng chưa từng nghe đến tên những ngọn núi trong truyền thuyết của người Mạ.

Một số cái tên tồn tại từ xa xưa mà rất nhiều người bản địa có thể đã nghe, nhưng không rõ nghĩa và hiện tại cơ bản cũng đã thay đổi ít nhiều như Blao S’re, Dà Rngao (Giờ là Tà Ngào - Lộc Thành), La Day, La Dạ, Măng Tố, Tà Pứa.....

Nói về núi Đại Bình, hay núi Sepung, vài năm gần đây, những tên gọi của nó dường như không có sự thống nhất. Một đội nào đó đã từng gọi nó là Tây Phong Lĩnh, vốn là một ngọn núi mãi tận TQ. Hay một trường đại học nọ, lập một khu du lịch và thoải mái đặt tên là KDL Núi Chúa. (Trong văn hóa của người Mạ bản địa và người K’Ho lân cận, không có núi Chúa như ở văn hóa Chăm Pa, mà chỉ có núi thiêng, trên ngọn núi thiêng ấy có khu rừng thiêng hàng năm người bản địa đến cúng Yang Bri.)

Ngoài ra, trong một vài tài liệu không chính thức, chúng ta có thể nghe những biến thể khác như Sapung, Xà Pung, Spung.... Những tên này, phát âm có vẻ giống, nhưng dường như không có ý nghĩa!

Theo ghi chép của những người đi trước, người Pháp đã dựng một cột xi măng hình tam giác trên một trong các đỉnh núi của ngọn Sepung, cột xi măng được đặt trên chân móng xây bằng đá xanh, cả chân đế cao khoảng 2 m. Sau 1975, cột xi măng vẫn còn, nhưng khoảng cuối những năm 90 thế kỷ XX, trong làn sóng phá rừng trồng cà phê, người ta đã làm mất dấu tích nó. Nghe nói trên cột xi măng có một hàng chữ Pháp, một hàng chữ quốc ngữ và vài con số, nhưng chẳng ai nhớ những chữ trên đó và các con số là gì, có ý nghĩa gì!

Quả thực là đáng tiếc!

1 Bình luận:
binh-luan

Hello World! https://pz9e3a.com?hs=4749578a46047776063602f496699e0e&

08/12/2022

v210bf

Viết bình luận